STEAM – PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TIÊN PHONG TRONG THỜI KÌ 4.0

 

 

Nhiều phụ huynh quan niệm rằng độ tuổi mầm non là khoảng thời gian mà trẻ dành phần lớn thời gian cho hoạt động vui chơi và ngủ nghỉ mà không biết rằng từ 0-6 tuổi chính là giai đoạn vàng của sự phát triển vượt trội của não bộ. Lúc này, não bộ của trẻ đã hoàn thiện 80% so với não bộ của người trưởng thành, số lượng tế bào thần kinh lúc này tăng nhanh đến nỗi có đến 250.000 tế bào được sản sinh ra mỗi phút. Ba mẹ có từng băn khoăn tự hỏi những chương trình giáo dục mầm non truyền thống nơi mà hoạt động của trẻ chỉ xoay quanh những hoạt động thô đơn giản như vui chơi, ăn uống, tập hát có thực sự đáp ứng được yêu cầu về việc khai thác tối đa tiềm năng của trẻ trong độ tuổi này hay không. Được bắt nguồn từ ý tưởng của Trường Thiết Kế Rhode Island – Mỹ, sau đó được nhiều nhà giáo dục áp dụng và dần dần phổ biến ra cả Hoa Kỳ, STEM (sau này phát triển thành STEAM) đã được hình thành và phát triển như một phương pháp giáo dục tiên phong, đào tạo nên những công dân toàn cầu trong thế kỷ 21.

 

STEAM là gì?

STEAM viết tắt của các từ Science, Technology, Engineering, Art & Math. Đây là phương pháp học có đặc điểm cung cấp kiến thức toàn diện của năm lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Theo đó, Mô hình giáo dục STEM là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn học, qua đó xây dựng cho học sinh các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay.

Điểm vượt trội của STEAM là gì?

 

Rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. Học sinh, sinh viên được đào tạo theo mô hình truyền thống sẽ mất một khoảng thời gian thực tế để hiểu được làm thế nào để cơ sở lý thuyết, nguyên lý chuyển thành các ứng dụng thực tế trong khi kiến thức đã bị mài mòn. Hơn nữa tư duy liên kết các sự vật, hiện tượng với các ứng dụng và kỹ thuật cũng rất hạn chế.

Trẻ học STEAM có thể dễ dàng kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào trong thực tế. Các thí nghiệm, hoạt động thực tiễn thường xuyên diễn ra để các em có thể thảo luận, tự rút ra kết luận và ghi nhớ sâu sắc. Chẳng hạn, trong giờ khoa học, để giải thích cho các em vì sao nước sông suối lại trong, giáo viên sẽ cho học sinh thử lọc nước chứa tạp chất bằng các vật liệu tự nhiên như đá, sỏi, cát và rút ra kết luận về tính chất, vai trò của mỗi thành phần.

 

Tại sao STEAM là đặc biệt quan trọng?

Phương pháp giáo dục STEAM không chỉ mang lại sự phát triển cho toàn xã hội mà còn giúp những đứa trẻ của chúng ta có tương lai tươi sáng hơn. Theo các báo cáo gần đây, tỷ lệ việc làm các ngành thuộc lĩnh vực giáo dục STEAM sẽ tăng mạnh trong các năm sắp tới, trước sự tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Ở các nước phát triển như Mỹ, các công việc liên quan đến khoa học và kỹ thuật kiếm được thu nhập gấp đôi thu nhập trung bình của các công việc khác.

Nhiều báo cáo cũng ghi nhận, trẻ nhỏ được tiếp xúc với phương pháp giáo dục STEAM thường có tư duy logic, sáng tạo hơn so với những đứa trẻ chỉ biết đến mây trời, chim muông,… qua sách vở. Vậy nên để trẻ có tương lai tươi sáng, đồng thời để thúc đẩy sự phát triển của xã hội, nhà trường và các bậc phụ huynh nên cho học sinh, con cái tiếp xúc với STEAM ngay từ bây giờ.

 

Áp dụng STEAM trong giáo dục mầm non như thế nào

Trẻ mầm non không học kiến thức hàn lâm, vĩ mô mà trẻ học về tất cả những gì diễn ra xung quanh, ngay trong chính cuộc sống thực. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: Chiếc đèn phát sáng, ô tô phản lực, chong chóng quay, tòa tháp giấy…, để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ dùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ.

Hoạt động đóng vai trong giai đoạn này đối với trẻ mầm non vô cùng quan trong. Trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủ để trẻ “làm người lớn” thật sự. Như vậy thì người lớn có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động STEAM dưới dạng các trò chơi đóng vai và thông qua đó trẻ cũng sẽ nhập vào những vai mà bản thân trẻ thích, trẻ muốn bản thân được như vậy (Đóng vai nhà khoa học, kỹ sư xây dựng, nhà thám hiểm, …). Giao nhiệm vụ, tạo được hứng thú cho trẻ khám phá sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn.

Một số gợi ý cách cho trẻ học, chơi theo phương pháp STEAM:

– Cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, hãy chỉ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy.

– Tránh giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà hãy tập trung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng. Với các nguyên lý khoa học phức tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếp cận ở các cấp học cao hơn.

– Đặt ra những câu hỏi dạng mở cho trẻ, khơi gợi trí tưởng tượng cho trẻ

– Giao nhiệm vụ, tạo được hứng thú cho trẻ khám phá sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn.

– Cần tạo ra một môi trường học liệu phong phú, cơ hội sẵn sàng cho trẻ tham gia vào các hoạt động STEAM.

– Sử dụng các đồ dùng tái chế như: chai lọ, vỏ hộp, ống hút, dây buộc các loại, túi giấy… Học liệu không quá đắt nhưng con bạn sẽ có được nhiều điều vô cùng giá trị

– Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc, cọ sát với thế giới xung quanh để tăng cường sự tự tin và mạnh dạn, mở rộng hiểu biết với thế giới bên ngoài.

– Cần cho trẻ giao lưu rộng rãi với nhiều người trong xã hội, bạn bè cùng trang lứa ở nơi công cộng cũng như trường học.

– Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và hãy kiên nhẫn với các câu hỏi “đến cùng” của trẻ. Những câu hỏi “Tại sao?” “Vì sao?” xuất hiện càng nhiều với con bạn là điều đáng mừng cho mầm mống của một nhà khoa học trong tương lai.

Heroes Academy – Mầm non hàng đầu tại khu vực Định Công chính là ngôi trường đã áp dụng thành công STEAM vào chương trình giảng dạy, tạo nên thế hệ trẻ em Việt Nam năng động, sáng tạo và phát triển một cách toàn diện. 

Chọn Heroes Academy ngay hôm nay để trẻ được tiếp cận một nền giáo dục chất lượng, xây dựng nền tảng quan trọng cho tương lai sau này.

HỌC CỤ GABE – BỘ ĐỒ CHƠI GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TƯ DUY VƯỢT TRỘI

 

Có thể nói trong bất cứ công việc, ngành nghề nào hiện nay, sự sáng tạo cũng đều là một phẩm chất vô cùng quan trọng. Khả năng sáng tạo giúp con người không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả học tập, làm việc, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, giàu giá trị. Từ đây, việc rèn luyện khả năng sáng tạo là vô cùng cần thiết trong hoạt động giáo dục và nhất là trong giáo dục trẻ em như John Dewey nhận xét: “Mục đích giáo dục trẻ em không phải là thông tin về những giá trị của quá khứ, mà là sáng tạo những giá trị mới của tương lai”.

 

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng và khả năng liên tưởng mạnh. Do đó trẻ rất dễ dàng sáng tạo, tuy mới chỉ là những dấu hiệu ban đầu, nhưng nó cũng là một trong những yếu tố, những điều kiện hết sức quan trọng cho việc hình thành nhân cách của trẻ về sau. Vì vậy đây là giai đoạn tối ưu, là “mảnh đất” màu mỡ nhất để khả năng sáng tạo tiềm ẩn của trẻ được phát hiện và nuôi dưỡng. Cha mẹ phải là những người nhìn ra, cổ vũ, có những phương pháp phù hợp để kích hoạt và phát triển khả năng này của bé.

Sự sáng tạo luôn hiện hữu trong hành vi của bé, thể hiện qua trí tưởng tượng phong phú. Nếu trẻ quan sát một bức tranh, trẻ có thể kể thành một câu chuyện có tình tiết, có logic, biết đặt tên cho bức tranh theo ý tưởng và kinh nghiệm riêng của trẻ. Còn khi có những mảnh ghép hình tròn, hình vuông, hình tam giác… trẻ sẽ sắp xếp chúng thành những thứ trẻ thích, ví dụ ngôi nhà hay con vật mà trẻ yêu thích…Trẻ nghĩ ra quy tắc chơi, biết điều chỉnh quy tắc chơi cho phù hợp với tình huống… Tất cả những điều đó chính là sáng tạo

 

Vậy có cách nào để kích thích sự sáng tạo của trẻ?

 

Muốn giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng, liên tưởng, sớm hình thành tư duy sáng tạo thì gia đình và nhà trường có thể hỗ trợ trẻ thông qua trải nghiệm học tập, khuyến khích tìm tòi. Với trẻ em, vui chơi là phương thức tốt nhất đánh thức năng lực sáng tạo tiềm ẩn trong trẻ. Cũng từ quan niệm đó, nhà giáo dục cổ điển người Đức Friedrich Frobel – người khai sinh ra trường mầm non đã phát minh ra bộ đồ chơi giáo dục Gabe với quan niệm rằng trẻ em nên được giáo dục ngay từ khi sinh ra. Bộ đồ chơi GABE như một công cụ để đánh thức và phát triển nhận thức của con trẻ về các yếu tố phổ biến được tìm thấy trong tự nhiên, thông qua những thứ vô tri vô giác. 

Giáo cụ Gabe là gì?

Gabe được thiết kế theo hình thức các mảnh ghép, kích thích sự sáng tạo của trẻ và khả năng tư duy logic, phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng. Đây được coi là bộ đồ chơi sáng tạo đầu tiên trên thế giới, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của trẻ từ 0-12 tuổi.

 

Học cụ Gabe gồm 10 bộ cơ bản, 4 bộ mở rộng cùng 1 bảng gỗ.

– Gabe 1️: Gồm 12 quả cầu bằng len mềm mang 6 màu sắc cơ bản. Trong bài học đầu tiên, qua việc tiếp xúc với các quả cầu len, trẻ học được cách quan sát, nhận biết màu sắc, cảm nhận chất liệu đồng thời luyện tập cơ nhỏ, phát triển khả năng phối hợp tay và mắt của bé. 

– Gabe 2-6: Gồm các khối hộp chữ nhật, lập phương, lăng trụ tam giác, hình trụ tròn,… Trẻ nhận biết được các khối hình học, hình thành khái niệm về số, hiểu được mối quan hệ giữa tổng thể và bộ phận.

– Gabe 7-10: Gồm bộ hình phẳng, thanh dài, đường tròn và các điểm nhiều màu sắc, giúp trẻ phân biệt màu sắc, tăng khả năng tưởng tượng, sáng tạo qua việc dùng vật liệu đơn giản để xếp thành các hình phức tạp và trong quá trình đó, trẻ cũng rèn luyện được sự kiên trì và tỉ mỉ.

 

Trẻ được gì khi tiếp cận giáo cụ Gabe?

– Thiết lập nền tảng của toán học và khoa học.

Khi chạm vào trò chơi vật lý như kích thước, hình dạng và số lượng các hình khác nhau. Trẻ có thể hiểu không chỉ khái niệm số như trình tự, không gian, khái niệm khối lượng mà còn cả khái niệm khoa học như quan sát, dự đoán, giải thích. Nó trở nên dễ dàng để chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng bằng cách tương tác và phát triển trò chơi.

Phát triển sự sáng tạo.

Đứa trẻ sẽ trải nghiệm một hình dạng 3D khác nhau tùy thuộc vào các điểm nhìn phía trước, phía sau, bên cạnh và phía trên khi nó được xếp theo chiều dọc và chiều ngang. Kiểu khám phá này thông qua các quan điểm khác nhau giúp hình thành một hệ thống tư duy đa chiều. Ngoài ra, thông qua quá trình thử và sai, khả năng đối phó với các tình huống và khả năng giải quyết vấn đề được phát triển hiệu quả. Điều này dẫn đến sự sáng tạo cho phép người khác suy nghĩ dễ dàng.

– Nâng cao tính xã hội.

Gabe là một đồ chơi giáo dục triết học kết hợp nguyên tắc xã hội. Một tổ hợp được chia thành các phần có chủ ý và bài bản. Thông qua chơi, trẻ hình thành một khái niệm tích cực, tự chủ, kiên nhẫn và ý thức hoàn thành và kinh nghiệm xã hội thông qua tương tác với người khác.

– Phát triển cảm xúc.

Trong quá trình xây dựng, thử nghiệm, thành công và thất bại. Trẻ thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách tích cực và cũng thể hiện cảm xúc tiêu cực. Điều này làm giàu thêm khả năng cảm xúc của trẻ cũng như cách kiềm chế các cảm xúc.

– Phát triển kỹ năng ngôn ngữ.

Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Trẻ em sẽ có thể học các từ vựng khác nhau trong khi chơi trò chơi và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tình huống.

– Thúc đẩy sự phát triển của trí thông minh và của tất cả các cơ quan và chức năng của cơ thể.

Ngoài việc phát triển giác quan thông qua các vật dụng khác nhau (tổng hợp nhiều loại vật liệu), Gabe còn giúp trẻ em thao tác với đồ vật, hợp tác với mắt và tay, bắt và nắm các vật nhỏ.

– Nâng cao sự tập trung.

Để có thể hiểu được các nguyên lí mà Gabe mang lại qua mỗi bài học. Trẻ phải tập trung lắng nghe, quan sát và thực hành cùng người hướng dẫn. Điều này cho phép trẻ hoàn toàn để tâm trí vào kết quả đạt được và bỏ qua các tác nhân bên ngoài.

– Mỹ thuật hình thành qua vẽ tự phát.

Sau khi trải qua các bài học về nghệ thuật sáng tạo cũng như các hình thức nghệ thuật đa chiều. Tâm trí của trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt được hình ảnh của các sự vật xung quanh. Niềm yêu thích tái tạo lại các sự vật đó sẽ thôi thúc trẻ phát triển mỹ thuật và yêu thích hơn với vẽ. Bạn có biết hình thành thói quen vẽ lại đồ vật cũng hỗ trợ rất nhiều cho bộ môn hình học không gian sau này.

 

KHƠI DẬY TIỀM NĂNG CỦA TRẺ THEO CHUẨN THUYẾT ĐA TRÍ THÔNG MINH

 

Con có khả năng về âm nhạc, muốn được dành nhiều thời gian hơn cho việc ca hát nhưng ba mẹ lại hướng cho con học nhiều Toán. Con đam mê lập trình máy tính nhưng ba mẹ nghĩ bơi lội sẽ phù hợp với con hơn. Đôi khi điều mà ba mẹ muốn con hướng đến lại không phải là điều mà con cần, đôi khi chính bản thân con trẻ cũng loay hoay trong việc tìm ra được khả năng nổi trội của bản thân. Dù là trong bất cứ trường hợp nào, phụ huynh cũng nên dành thời gian quan sát và nhận diện đúng tiềm năng của bé, để từ đó có cách nuôi dưỡng và giáo dục cho phù hợp.

 

” Ai cũng là một thiên tài. Và bạn không thể đánh giá con cá qua khả năng leo cây của nó, thì nó sẽ sống nốt phần đời với suy nghĩ mình thật đần độn “. 

– Albert Einstein – 

 

Câu nói nổi tiếng này phần nào khiến ba mẹ nhìn nhận lại cách mình đánh giá và phát triển khả năng của trẻ. Chúng ta không thể dựa vào vài khía cạnh như toán học, logic để đánh giá khả năng thông minh của một đứa trẻ, bởi lẽ chúng đều có khả năng phát triển 1 hay nhiều loại hình thông minh khác nhau. Điều cần làm là bố mẹ cần nắm bắt kịp thời và phát triển loại thông minh đó. 

 

Hiện thực hóa cho câu nói này chính là học thuyết “8 loại hình thông minh” do nhà tâm lý học nghiên cứu Howard Gardner công bố năm 1983, chỉ ra rằng trí thông minh không phải chỉ đo lường bằng chỉ số IQ mà còn bởi rất nhiều khía cạnh khác.

Mỗi đứa trẻ đều tồn tại một vài loại thông minh này, tuy nhiên, với mỗi cá nhân khác nhau sẽ nổi trội những kiểu thông minh khác nhau. Và con trẻ có thể tìm thấy đúng thế mạnh của mình và tập trung phát triển điều đó hay không hoàn toàn phụ thuộc vào định hướng của cha mẹ. Hãy cùng tìm hiểu xem 8 loại hình này là gì nhé!

Trẻ đôi khi vẫn còn loay hoay trong việc định hình được sở thích và tiềm năng của bản thân. Vai trò của phụ huynh lúc này chính là nhận biết và hỗ trợ tối đa để trẻ được thỏa sức khám phá thật nhiều những lĩnh vực, khía cạnh khác nhau của cuộc sống, từ đó tìm ra được hướng phát triển cho mình. Dựa trên 8 trí thông minh mà cha mẹ sẽ có những cách dạy con phù hợp riêng.

 

– Thông minh Ngôn ngữ: 

Dạy con qua đọc sách, phim ảnh, báo chí, đọc thơ, và các hoạt động như mình kể trên, cộng với việc mình rất khuyến khích con ghi chép, sáng tác để phát triển phần này. Dạy, và làm cho con yêu thích đọc sách. Lớn lên chút thì dạy con kể chuyện, đọc thơ, diễn kịch, viết….

– Thông minh Âm nhạc: 

Ba mẹ có thể dạy cho con các bài đồng dao từ rất nhỏ, có những bài vừa hát vừa phối hợp vận động chân tay nhịp nhàng. Hoặc đơn giản lấy vài bát nước gõ lanh canh, vừa dạy con gõ, vừa hát mấy bài nhẹ nhẹ vui vui. dạy con phân biệt âm cao âm thấp từ bát nước đầy bát nước vơi, lớn lên chút thì có thể cho học một nhạc cụ nào đó tùy vào khả năng, tùy con thích.

– Thông minh Giao tiếp

Nên tận dụng các cơ hội để con được giao tiếp và tiếp cận xã hội bên ngoài thường xuyên, ví dụ chiều chiều có thể dắt con ra vườn hoa gần nhà chơi, nếu con mạnh dạn thì con sẽ tự chơi với bạn khác, nếu con nhút nhát, cha mẹ lưu ý đến việc trò chuyện với trẻ con và các cha mẹ khác để tạo điều kiện cho con bắt chước, cởi mở với người xung quanh.

Lớn lên ba mẹ nên chú trọng việc tạo điều kiện cho con mời bạn về nhà chơi, dắt con hàng xóm đi chơi với con mình, hoặc mang bạn của con đi nông thôn cùng gia đình… Dạy con cách biểu đạt, cách phối hợp, cách chơi với bạn, cách giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ, sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu, tôn trọng người khác …

 

– Thông minh Logic-Toán học: 

Phụ huynh nên dạy toán qua trò chơi, dạy con về logic, dạy con cách lập luận, cách đặt câu hỏi, cách giải quyết vấn đề… từ các vấn đề đơn giản, và cứ từ từ đi tới chứ không nên nhồi nhét quá nhiều, quá nhanh. Ngoài ra nên hướng dẫn con cách tính nhẩm qua các phép tính đơn giản vừa giúp tư duy con linh hoạt lại làm quen với các con số

– Thông minh Thị giác

Nhiều người sử dụng hình ảnh, tranh vẽ, hình không gian ba chiều,… để dạy con. Dạy con quan sát hình ảnh, lắng nghe bằng tai, mô tả, xây dựng lại hình ảnh trong đầu… Dạy con biết định vị, định hướng trong không gian, tìm đường đi,…

– Thông minh Vận động 

Nên tìm các cách phát triển cả vận động tinh và vận động thô. Mục đích đầu tiên là để con có sức khoẻ dẻo dai, biết sử dụng thân thể một cách nhịp nhàng, chân tay khéo léo…Vận động tốt và đủ thì trí não được nuôi dưỡng, phát triển tốt hơn.

Vận động tinh phát triển nhiều qua các hoạt động của bàn tay, ngón tay. Lớn chút có thể dạy con đan lát, thêu thùa, kim chỉ vá may, hoặc nấu ăn, làm bánh, dọn nhà… Vận động thô như đi lại nhịp nhàng, chạy nhảy, múa hát, tập thể thao, leo trèo, tập võ, đi xe đạp, tập hít thở, tập các môn thể dục mềm, thăng bằng, chỉ cần đảm bảo an toàn cho con và chọn đúng thời gian là được rồi.

– Thông minh Nội tâm

Nên khuyến khích con đọc sách, tìm hiểu âm nhạc, tìm hiểu nghệ thuật, thiên nhiên, cho con vài cây bút màu để con tập vẽ vời từ nhỏ, giúp cho con tự suy nghĩ, tự đặt câu hỏi, tự lục vấn các vấn đề… Đặc biệt nên tôn trọng những khoảng lặng của con, để con có thời gian suy nghĩ, mơ mộng, ước mơ… Khuyến khích con viết nhật kí, ghi chép về cuộc sống…

Hướng con, trò chuyện với con để con biết thể hiện cảm xúc, biết tự đặt câu hỏi về bản thân, biết về những giá trị bản thân, hiểu về mình, sống có mục đích… là những điều rất quan trọng

– Thông minh Thiên nhiên

Khi nào có điều kiện thì cho con đi nghỉ đó đây, vui vầy sông nước, sóng biển, lên rừng… Nếu không có điều kiện chỉ cần chiều chiều dắt con ra vườn hoa, hay bờ sông, hay chỗ nào đó có tý cây cối, chỉ cho con từng loại lá loại hoa, về đặc điểm của nó, quan sát vài con kiến tha mồi làm tổ dưới đất…

Dạy dần cho con về tình yêu thiên nhiên, đi xem con vật nọ kia, tìm hiểu đời sống của nó. Dạy con trồng cây, quan sát cây, gieo hạt trong mấy cái cốc là cũng có thể dạy con được nhiều thứ rồi đấy. Lớn lên tý thì trồng cây thật trong chậu hoặc cho con ra làm vườn cùng… Dạy con phân loại, sắp xếp cây cối, động vật…

Trên đây là những cách dạy con mà phụ huynh hoàn toàn có thể áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, vừa giúp gắn kết gia đình lại góp phần xây dựng phát triển trẻ một cách toàn diện. 

 

TRẢI NGHIỆM LỚP HỌC STEAM ĐẠT CHUẨN QUỐC TẾ TẠI HEROES ACADEMY

 

Phụ huynh quan tâm đến phương pháp giáo dục mầm non chắc hẳn đã quá quen thuộc với cái tên STEAM, chương trình học áp dụng từ các nước tiên tiến, cung cấp kiến thức tích hợp 5 môn học quan trọng bậc nhất trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên việc hình dung chương trình STEAM được hiện thực hóa như thế nào trong một lớp học tại Việt Nam vẫn còn khá mơ hồ đối với ba mẹ, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng trẻ tiếp cận các môn khoa học, công nghệ trong độ tuổi này vẫn còn là quá sớm!!

Tại Heroes Academy, ngôi trường áp dụng chuyên nghiệp và bài bản chương trình này, một lớp học STEAM diễn ra ngập tràn sắc màu cùng sự sáng tạo vô tận của trẻ. 

– Không gian phòng học rộng rãi, được chia thành 5 khu vực riêng biệt, tương ứng với 5 môn STEAM, trang bị đầy đủ học cụ và thiết bị, mang lại cho trẻ trải nghiệm học tập trọn vẹn nhất.

– Lớp học với sĩ số nhỏ, trẻ nhận được sự quan tâm và hướng dẫn tận tình từ các cô giáo khi lần đầu tiếp cận những kiến thức khoa học mới mẻ và lí thú

– Các bài học trong sách vở không còn nhàm chán khi được hiện thực hóa thành những hoạt động thực hành và trải nghiệm trực tiếp cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non.

Tại sao Heroes Academy chọn STEAM là phương châm giáo dục hàng đầu của trường?  Bởi trẻ học STEAM sẽ có được những kĩ năng cần thiết và phẩm chất ưu tú của công dân thế kỉ 21

– Trẻ được khơi gợi sự khéo léo và óc sáng tạo vượt trội, có cá tính và óc thẩm mĩ riêng biêt.      

– Trẻ hình thành tư duy phản biện, không ngừng đặt câu hỏi và lên kế hoạch để giải quyết vấn đề

– Trẻ có kĩ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, giao tiếp tốt với những người xung quanh

– Trẻ có được sự kiên trì và bền bỉ qua những lần thử và thất bại, không ngại thử thách và khám phá bản thân.

 

Trẻ em ở những nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Hàn may mắn hơn khi đã được tiếp cận STEAM ngay từ khi còn bé tại các trường mầm non. Hiểu và mong muốn trẻ em Việt Nam cũng được nuôi dưỡng và phát triển một cách vượt trội và toàn diện như thế, Heroes Academy dành trọn tâm huyết để hoàn thiện và phát triển chương trình học STEAM. 

Phụ huynh thế kỉ 21 đã tin tưởng và chọn STEAM cho con, hàng triệu đứa trẻ đã thành công và cống hiến cho thế giới. 

Hãy chọn Heroes Academy và trải nghiệm sự khác biệt, ba mẹ nhé.

 

HỌC STEAM NGAY TỪ BẬC MẦM NON, LIỆU CÓ QUÁ SỚM?

 

Trong thời gian gần đây, phương pháp giáo dục STEAM được biết đến như 1 xu hướng giáo dục mới tại nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Nhiều trường mầm non đã tiên phong trong việc áp dụng phương pháp này vào trong chương trình giảng dạy với cam kết mang lại những thay đổi tích cực trong tư duy và phát triển của trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của khoa học công nghệ cũng đã góp phần đưa STEAM trở thành định hướng hàng đầu của các trường top đầu có chất lượng cao. 

Tuy nhiên khi đặt STEAM vào giáo dục mầm non, nhiều bậc cha mẹ vẫn có suy nghĩ rằng trẻ trong độ tuổi này vẫn đang tập trung vào việc vui chơi, phát triển về cân nặng và chiều cao, việc tiếp cận quá sớm phương pháp này là không cần thiết và không đạt hiệu quả cao. Cùng Heroes Academy đi tìm lời giải đáp cho những băn khoăn này.

 

  1. STEAM là cách tiếp cận chứ không đơn thuần là học các môn khoa học

Tổng thống Mỹ Obama đã từng nói: “STEM còn hơn là một môn học, hay một bảng tuần hoàn hóa học. Đó là một cách tiếp cận, một cách hiểu và khám phá thế giới để từ đó thay đổi nó”  

STEAM luôn đề cao phương pháp học dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các kiến thức của các môn học được tích hợp, lồng ghép, trình bày một cách trực quan, sinh động thông qua các thí nghiệm, hoạt động tạo ra các sản phẩm thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ có một không gian học tập đầy sáng tạo và bổ ích, không bị gò bó trong những lí thuyết hàn lâm của sách vở.  

 

  1. Mầm non – Độ tuổi vàng cho sự phát triển tư duy và nhận thức

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những năm ấu thơ từ 0 đến 5 tuổi được xem là thời điểm quan trọng nhất trong phát triển hệ thần kinh và não bộ. Giáo sư thuộc Đại học Nevada Las Vegas, Singapore (UNLV) chia sẻ: “Trong những năm đầu tiên, trẻ sơ sinh phát triển 700 kết nối thần kinh mỗi giây, những quá trình kết nối thần kinh này được điều khiển một cách tự nhiên và sự tò mò tự nhiên về cách thế giới hoạt động làm cho thời thơ ấu trở thành thời điểm tối ưu để dẫn trẻ em đến khám phá khoa học”. 

Môi trường mà trẻ được tiếp xúc trong giai đoạn này ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến trải nghiệm và nhận thức của trẻ. Trẻ lúc này không học kiến thức hàn lâm, vĩ mô mà trẻ học về tất cả những gì diễn ra xung quanh, ngay trong chính cuộc sống thực. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: Chiếc đèn phát sáng, ô tô phản lực, chong chóng quay, tòa tháp giấy…, để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ dùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ.

Hoạt động đóng vai trong giai đoạn này đối với trẻ mầm non vô cùng quan trong. Trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủ để trẻ “làm người lớn” thật sự. Như vậy thì người lớn có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động STEAM dưới dạng các trò chơi đóng vai và thông qua đó trẻ cũng sẽ nhập vào những vai mà bản thân trẻ thích, trẻ muốn bản thân được như vậy (Đóng vai nhà khoa học, kỹ sư xây dựng, nhà thám hiểm, …). Giao nhiệm vụ, tạo được hứng thú cho trẻ khám phá sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn.

 

  1. Hành trang quan trọng cho tương lai sau này

 “Lực lượng lao động STEAM đẳng cấp thế giới là điều bản chất cho tất cả chúng ta như một quốc gia.  Nó là về thịnh vượng kinh tế, tính cạnh tranh quốc tế, phòng thủ quốc gia mạnh, tương lai năng lượng sạch, và cuộc sống dài lâu hơn, mạnh khoẻ hơn cho mọi người Mĩ.” Obama đã từng chỉ đạo các trường công tăng thêm công việc, thêm giờ và khuyến khích nhiều sinh viên học các lĩnh vực STEAM.

Không chỉ là cái nôi của phương pháp này, các trường mầm non ở Mỹ đã áp dụng thành công và hiệu quả STEAM, đào tạo nên một thế vàng trẻ em được trang bị những kiến thức kĩ năng cốt lõi của một công dân toàn cầu. Qua quan sát và đánh giá, những bạn nhỏ tiếp cận theo phương pháp STEAM đều có những ưu thế nổi bật như:

– Kiến thức về khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học vô cùng chắc chắn. 

– Khả năng sáng tạo, tư duy logic.

– Hiệu suất học tập và làm việc vượt trội.

-Kỹ năng mềm toàn diện

 

Sau mỗi một hoạt động STEAM, trẻ được trực tiếp tạo ra những sản phẩm công nghệ qua trải nghiệm khoa học và được mang thành tích về nhà để khoe cùng người thân. Thông qua đó cha mẹ có thể nắm bắt được các bài học của trẻ trên lớp cũng như có thể ôn luyện lại các kiến thức cùng trẻ.

 

Tại MN Heroes Academy, STEAM sẽ được áp dụng thông qua các hoạt động hàng tuần với các đề tài hấp dẫn cho từng độ tuổi. Học sinh được trải nghiệm trong một không gian sáng tạo với các nguyên vật liệu phong phú giúp cho trẻ thỏa mãn trí tò mò, sự ham học hỏi.

Với Heroes Academy, cho con trải nghiệm một phương pháp toàn diện và hiện đại như STEA chưa bao giờ là quá sớm!! Chọn STEAM cho con ngay hôm nay để con tự tin, bản lĩnh và vững bước trong tương lai, ba mẹ nhé.

 

TRẺ EM NƯỚC NGOÀI HỌC GÌ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON

 

Nếu trước đây bé chỉ biết quanh quẩn bên ba, quấn quýt bên mẹ thì nay đã đi vững, biết nói bi bô, muốn có bè bạn, thích ra đường chơi để được hoạt động nhiều hơn và giao tiếp rộng hơn, vì đời sống thiên nhiên và xã hội còn bao nhiêu bí ẩn đối với bé. Trường học chính là nơi thích hợp nhất, thỏa mãn được nhu cầu hiểu biết và vui chơi của trẻ. 

Nếu ba mẹ đã quá quen thuộc với chương trình học tập và giáo dục tại các trường mầm non tại Việt Nam thì hãy cùng Heroes Academy khám phá xem, tại những nước phát triển trên thế giới, trẻ được tiếp cận giáo dục ngay từ nhỏ như thế nào? Điều gì tạo nên những phẩm chất và năng lực tuyệt vời của công dân các quốc gia đó? 

 

  1. Đức: nói không với học chữ và đếm số

Người Đức quan niệm rằng việc học chữ chỉ là chuyện sớm muộn và việc ép con “chín non” sẽ vô tình giết chết đi những niềm vui, sự sáng tạo trong cuộc sống của trẻ. Họ hy vọng trẻ em sẽ được vui vẻ, hồn nhiên đúng lứa tuổi trước khi chính thức đeo trên vai chiếc cặp nặng sách vở.

Ở lớp, thầy cô không hề dạy kiến thức, mà bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể làm những công việc thủ công tùy theo sở thích của mình như: tô màu, vẽ tranh, gấp giấy, ghép hình, chơi trò chơi, vẽ tranh, cắt dán…

Một điều thú vị ở những lớp học mầm non Đức đó là ngay ngày đầu đi học, trẻ sẽ được phát những vật dụng như bàn chải đánh răng, khăn mặt, 1 bộ quần áo, 1 bộ đồ không thấm nước, ủng cao su, dép đi trong nhà… Đó sẽ là những người bạn đồng hành cùng trẻ trong những hoạt động chăm sóc bản thân cũng như hoạt động thăm quan ngoài trời. 

Sau 3 năm học mầm non, trẻ em Đức có thể tự lập hoàn toàn trong việc vệ sinh cá nhân: đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo, đi giày, xúc cơm,… Ngoài ra, hầu hết các bé còn học được cách quản lý thời gian, lên kế hoạch, sắp xếp đồ chơi, tự tìm cảnh sát, đi mua đồ… 1 đứa trẻ 6 tuổi ở Đức có khả năng tự lập, tự lo liệu rất mạnh mẽ.

 

  1. Mỹ: tuyệt chiêu phạt như không phạt của giáo viên mầm non

Mỹ rất coi trọng việc thành lập một trường mẫu giáo vì đây là nơi học tập và vui chơi đầu tiên của mỗi đứa trẻ. Ở California, các nhà trẻ, trường mầm non nếu không có giấy phép sẽ bị phạt 200 USD/ngày, thậm chí có thể quy vào hành vi vi phạm luật hình sự.

Về việc lựa chọn giáo viên, các tiểu bang ở Mỹ đòi hỏi giáo viên mầm non phải có trình độ đại học, giấy chứng nhận tư cách và thông qua kiểm tra lý lịch. Một số tiểu bang khác còn có những yêu cầu nghiêm ngặt hơn, họ đòi hỏi giáo viên phải có bằng thạc sĩ trở lên

Một điểm đặc biệt nên chú ý ở giáo dục mầm non Mỹ là sự tự do, rộng mở. Học sinh có thể tự lựa chọn ngồi trên bàn hoặc ngồi dưới sàn, trực tiếp gọi thẳng tên giáo viên… Đây không phải là hỗn hào hay không đặt ra luật lệ cho học sinh mà người Mỹ tôn trọng sự tự do, cho trẻ em quyền lợi bình đẳng và môi trường để thể hiện bản thân.

Và tất nhiên, ở bất cứ môi trường nào cũng có những quy định riêng. Các trường mầm non Mỹ rất nghiêm khắc đối với vấn đề thời gian, vì thế, học sinh nhất thiết cần phải tránh việc đi muộn. Ngoài ra, học sinh cũng cần phải tuân thủ nghiêm túc quy tắc ứng xử

Không đánh, không mắng là cách phạt của các giáo viên mẫu giáo ở Mỹ, biện pháp chính mà họ sử dụng chính là “cấm túc”, không cho phép trẻ đi khỏi khu vực đã quy định. Dựa theo độ đuổi của các bé mà thời gian cấm túc cũng không giống nhau.

Trong quan niệm của người Mỹ, mỗi một con người ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của mình. Bất kể bố mẹ hay thầy cô giáo đều không nên áp đặt đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng.

 

  1. Nhật Bản: rèn luyện sự tự giác và khả năng hòa nhập

Chúng ta chỉ thấy được người lớn Nhật có tính tự giác cao, chăm chỉ làm việc. Nhưng để có một thế hệ người Nhật như vậy thì họ đã được giáo dục từ bé. Từ nhỏ, các bé đã được dạy về cách tự giác trong học tập, sinh hoạt hàng ngày.

Các em nhỏ thường tự xách các loại túi đến trường, không cần bất kì sự giúp đỡ của cha mẹ hay người lớn. Trẻ em tự ý thức rằng đó là công việc của mình, phải tự mình giải quyết. Các đồ chơi của trẻ sau khi trẻ chơi xong sẽ tự cất đi mà không cần ai nhắc nhở.

Ở trường các em thay đổi đồ liên tục mà không cần sự giúp đỡ của thầy cô. Các công việc cá nhân mình các em không cần sự trợ giúp của cha, mẹ. Những em bé Nhật Bản học được cách độc lập từ khi các em lên 2,3 tuổi.

Khi chưa đầy một tuổi, trẻ em ở Nhật đã được cha mẹ khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa. Đối với họ, việc đầu tiên cần dạy cho các con là sự mạnh dạn, bản lĩnh chứ không phải kiến thức.

Trẻ tham gia  thi đấu, biểu diễn trước đám đông. Thậm chí các bé gái còn có thể tham gia đá bóng nữ. Chính những điều đó giúp các em trở nên năng động, hoạt bát hơn.

 

Điểm chung dễ dàng nhận thấy trong chương trình học của 3 quốc gia trên đó chính là đều cho trẻ làm quen và phát triển những kĩ năng sống quan trọng để hình thành khả năng tự lập và chủ động trong cuộc sống. Bên cạnh đó việc cho trẻ một không gian tự do trong giới hạn để trẻ tự nhận thức hành vi của mình và khai thác năng lực cá nhân cũng chính là chìa khóa để trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện và trở năng năng động, sáng tạo hơn trong cuộc sống.

Bên cạnh những lí do như sự tiến bộ công nghệ kĩ thuật, giáo dục chính là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất giải thích vì sao các quốc gia này hưng thịnh và phát triển như ngày nay. Ngay từ những năm đầu đời của một con người, điển hình là môi trường giáo dục mầm non đã dạy dỗ và quan tâm đúng mực. Muốn cả xã hội thay đổi và tiến bộ thì phải bắt đầu từ thay đổi và sự cố gắng của những đứa trẻ…

 

 

TRƯỜNG MẦM NON HÀNG ĐẦU KHU VỰC ĐỊNH CÔNG, HEROES ACADEMY CHÍNH LÀ LỰA CHỌN TUYỆT VỜI CỦA BA MẸ.

 

Quá trình nuôi dạy con khôn lớn chưa bao giờ là dễ dàng‼ Bản thân mỗi ba mẹ trong hành trình đó luôn canh cánh câu hỏi rằng: Liệu mình đã dành đủ quan tâm và yêu thương cho con hay chưa? Liệu con có đang được nuôi dạy đúng cách? Khi con đến tuổi mầm non, nỗi lo đó sẽ được dành hết cho việc tìm cho con một môi trường phát triển thật sự an toàn và phù hợp.

 

Có hàng nghìn vấn đề được đặt ra khi bắt đầu chọn trường mầm non cho con: Chương trình học liệu có phù hợp không? Cơ sở vật chất có an toàn và chất lượng không? Nguồn thực phẩm có đảm bảo không? 

 

Tại khu vực Định Công, có đến hàng chục trường mầm non với vô vàn phương pháp giáo dục đa dạng, nhưng sự khác biệt và toàn diện trong phương châm giáo dục của Heroes Academy đã dành được trọn vẹn niềm tin và sự hài lòng của các bậc phụ huynh. 

  1. Chương trình giáo dục

Trong thời đại ngày nay, độ tuổi mầm non không chỉ đơn thuần là khoảng thời gian để trẻ phát triển về thể chất mà còn là lúc trẻ phát triển mạnh mẽ nhất về tư duy và khả năng ghi nhớ. Bởi vậy, nhiều phương pháp giáo dục hiện đại cũng từ đó mà du nhập rất nhiều về Việt Nam với mong muốn mang đến sự phát triển toàn diện và chất lượng cho trẻ em Việt. Mầm non Heroes Academy đã nghiên cứu và lựa chọn một chương trình học đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cần để kích thích tối đa khả năng nhận thức cũng như khai thác được tiềm năng của trẻ.

– Chương trình mầm non quốc gia: Chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, lấy sự hứng thú của trẻ làm thước đo cho mọi hoạt động giáo dục. Chương trình có mục tiêu đánh giá giúp cho giáo viên có kế hoạch và định hướng rõ ràng trong việc tổ chức hoạt động. Chương trình là một mắt xích quan trọng và logic với các cấp học cao hơn của trẻ. Giúp trẻ vừa hội nhập quốc tế mà vẫn giữ được các văn hoa truyền thống của Việt Nam một cách tự nhiên và chuẩn mực.

– Chương trình bổ trợ STEAM: STEAM không còn xa lạ mà đã trở thành một xu thế của thế giới trong thời buổi công nghệ 4.0. Tại Heroes Academy STEAM sẽ được thiết kế mỗi tuần 1 hoạt động với các đề tài hấp dẫn theo từng độ tuổi. Học sinh được trải nghiệm trong một không gian sáng tạo với các nguyên vật liệu phong phú giúp cho trẻ thỏa mãn trí tò mò ham hiểu biết.

– Chương trình Tiếng Anh: Tiếng Anh là chương trình rất được trú trọng tại Heroes Academy. Chương trình được thiết kế dựa trên quá trình tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên của trẻ. Từ những nghiên cứu khoa học và kết quả thực tế đã được chứng minh, Tiếng Anh đã và đang giúp thế hệ trẻ trên khắp thế giới tiếp cận các phương pháp giáo dục một cách dễ dàng và sẵn sàng hội nhập.

– Chương trình giáo dục Nhân cách, Giá trị sống: Tại Hero Academy chương trình giáo dục Nhân cách được thiết kế bài bản với mỗi tháng 1 chủ đề Nhân cách và mỗi tuần 1 bài học Nhân cách gắn với các giá trị văn hoá. Các bài học Nhân cách được thiết kế từ Hiểu biết khái niệm – Bài học trải nghiệm – Thực hành – Ứng dụng.

 

  1. Đội ngũ giáo viên

Trong thời đại hiện nay, vai trò của người giáo viên mầm non không chỉ dừng lại ở việc dạy kiến thức hay cho con ăn, ngủ mà còn là người khai thác và thúc đẩy những tiềm năng của trẻ, đồng thời hình thành cho trẻ những kỹ năng mềm cần thiết cho hành trình sau này. Muốn làm được điều đó, các thầy cô phải được tiếp cận và nắm bắt rõ phương pháp giáo dục chất lượng và phù hợp, đáp ứng được những yêu cầu về khám phá, học hỏi trong độ tuổi này của trẻ.

Tại Heroes Academy, sự vượt trội và tối ưu trong môi trường học tập đóng góp một phần không nhỏ bởi đội ngũ giáo viên:

– Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, giáo viên còn là người tổ chức và hướng dẫn các con thực hành và áp dụng lí thuyết được học vào thực tiễn

– Không còn giữ vai trò chủ đạo, mà là người giúp đỡ, tạo môi trường và quan sát để trẻ tư duy, sáng tạo, tìm ra cách giải quyết vấn đề.

– Có trình độ nghiệp vụ cao, được đào tạo bài bản và đạt chuẩn, nắm vững các phương pháp giáo dục mầm non cũng như tâm lí của trẻ.

– Tràn đầy nhiệt huyết và sự năng nổ trong công việc nhằm hướng đến sự phát triển toàn diện của con.

– Giàu lòng nhân ái và thương yêu con trẻ, nuôi dưỡng cho con sự sẻ chia, lòng vị tha và những giá trị sống tốt đẹp khác.

– Thái độ phục vụ chuyên nghiệp, gắn bó và kết nối chặt chẽ với cha mẹ để luôn thấu hiểu, đồng hành cùng con.

  1. Cơ sở vật chất

– Hệ thống phòng học

Ở những bậc tiểu học hay trung học, phòng học thường chỉ được giới hạn ở chức năng là nơi trẻ ngồi học và nghe giảng với những đồ dùng hết sức cơ bản như bàn ghế, bảng viết hay màn chiếu, máy tính. Tuy nhiên với độ tuổi mầm non,  khi thế giới đối với trẻ là vô vàn những điều mới lạ và những câu hỏi không lời giải đáp thì không gian tiếp xúc trực tiếp với trẻ như nhà ở hay phòng học có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến khả năng tìm hiểu và tư duy sáng tạo của trẻ. 

Tại Heroes Academy, không gian phòng học là một trong những ưu tiên hàng đầu, nhằm cho trẻ một thế giới học tập truyền cảm hứng, nhiều màu sắc nhưng vẫn tuyệt đối an toàn.

+ Hệ thống các phòng học rộng rãi, thoáng mát, bắt sáng tối đa, được trang trí tỉ mỉ và công phu.

+ Hệ thống lọc không khí lắp đặt tại tất cả các phòng, tạo nguồn không khí trong lành, thoáng đãng

+ Các bộ giáo cụ đạt chuẩn quốc tế, màu sắc bắt mắt, làm từ nguồn chất liệu an toàn, đa dạng từ Montessori, Gabe cho đến STEAM.

+ Mỗi phòng học đều được trang bị bàn riêng cho giáo viên, tương ứng với vai trò hướng dẫn và giám sát trong những giờ tự khám phá của con.

+ Hệ thống phòng cháy chữa cháy được đầu tư quy mô và bài bản bởi sự an toàn của trẻ là ưu tiên hàng đầu.

 

– Khu vui chơi

Hoạt động vui chơi là loại hình chủ đạo của trẻ mẫu giáo, với vô vàn những lợi ích cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Ở độ tuổi này, với trẻ bất cứ đâu cũng có thể trở thành “khu vui chơi” của riêng mình, nhưng đâu phải đâu cũng là nơi có tác động tích cực và an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Tại nhiều gia đình, với không gian sống còn chật hẹp, thiết kế tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm thì quá trình vận động và khám phá của trẻ bị gián đoạn và giới hạn đi rất nhiều, chưa kể điều đó còn gia tăng tâm lí của ba mẹ trong việc bao bọc con quá mức và nỗi lo con sẽ gặp nguy hiểm.

Hiểu được tâm lí hiếu động tự nhiên của trẻ cũng như những băn khoăn thường trực phụ huynh, khu vui chơi tại Heroes Academy tự tin là người bạn đồng hành không thể thiếu trong chặng đường phát triển của con.

+ Hệ thống cỏ xanh mướt phủ kín toàn bộ khu vui chơi cho con thỏa thích lăn lê, chạy nhảy.

+ Chuỗi trò chơi vận động kết hợp chiến thuật đa dạng nâng cao tối đa thể lực và tư duy của trẻ

+ Các đồ chơi bắt mắt, nhiều màu sắc mang đến một không gian thật sống động và tích cực.

Ba mẹ đã lựa chọn và hài lòng tuyệt đối với Heroes Academy bởi mỗi ngày của con đều ngập tràn những trải nghiệm thú vị cùng những bài học bổ ích

– Trẻ được rèn luyện liên tục những kĩ năng mềm từ chăm sóc bản thân cho đến khả năng giao tiếp và xử lí tình huống nhanh nhạy.

– Trẻ được tư duy và sáng tạo liên tục qua những trải nghiệm khám phá, tìm hiểu khoa học, toán và nghệ thuật

– Trẻ hình thành khả năng cảm thụ và tiếp nhận ngôn ngữ linh hoạt, là bước đệm quan trọng cho quá trình học tập ngoại ngữ sau này.

 

Quá trình học hỏi của trẻ đã bắt đầu ngay từ khi ở trong bụng mẹ. Việc đầu tư cho trẻ trong giai đoạn đầu đời chưa bao giờ là đủ bởi đó chính là những hành trang quý giá, mang lại những giá trị to lớn cho những chặng đường phát triển của trẻ sau này. 

Chọn Heroes Academy ngay hôm nay để con được tỏa sáng, ba mẹ nhé.

 

BẾP ĂN – TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU KHI CHỌN TRƯỜNG MẦM NON CHO CON

Khi thiết kế trường học mầm non, dù là tư thục hay trường công lập thì để được phép đi vào hoạt động cũng như được công nhận đạt chuẩn thì bắt buộc trường đó phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định mà Bộ giáo dục và Bộ y tế đã đề ra, nhất là tiêu chuẩn về bếp ăn một chiều để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường mầm non.

Tất cả các hoạt động của việc nấu nướng diễn ra theo đúng quy trình sau:

– Kho chứa: thực phẩm tươi sống sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng nhập về, sau đó mang đi lưu trữ ở trong tủ lạnh, tủ mát và ở các giá đỡ của tủ kho. Khu này phải được đặt cách xa nơi để thức ăn chính.

 

– Khu sơ chế: tiến hành sơ chế thực phẩm trước khi mang đi chế biến ở khu sơ chế. Đối với khu sơ chế này, mô hình bếp ăn một chiều trường mầm non phải đảm bảo đầy đủ các dụng cụ như: dao, thớt, các loại chậu, rổ, thùng rác, thiết bị dùng để xay thịt, …

 

– Khu vực nấu nướng: Sau khi sơ chế xong, thực phẩm có thể mang đi chế biến ngay hoặc được bảo quản ở tủ mát trước khi nấu chín. Đây là khâu quan trọng nhất và là trung tâm của gian bếp mầm non một chiều, nó phải đảm bảo có đầy đủ các vật dụng: tủ cơm công nghiệp, bếp rán, bếp hầm, bàn, giá inox, thiết bị giữ nóng thực phẩm, thức ăn, gia vị, …

– Khu phân chia thức ăn đã được nấu chín: khu vực phân chia này phải được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo tránh xa những nguyên liệu thô, các nguyên liệu sống, các phần ăn phải được đậy kín nắp trước khi mang cho trẻ.

– Khu rửa, vệ sinh: sau khi trẻ ăn xong, các khay đựng phải được đưa vào khu vực vệ sinh, tại đây phải đảm bảo đầy đủ các dung dịch tẩy rửa hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn.

 

Tại Mầm non Heroes Academy, bếp ăn không chỉ đáp ứng nghiêm ngặt những tiêu chuẩn trên, mà con là nơi các đầu bếp dành trọn tâm huyết trong từng bữa ăn của con

– Thực đơn món ăn được thay đổi mỗi ngày, cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng nhất là bột đường, đạm, chất béo & vitamin, bên cạnh đó bổ sung thêm nhiều sữa, protein, hoa quả và rau xanh.

– Trẻ được ăn thành nhiều bữa trong ngày, cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất để trẻ học tập và vận động trong suốt một ngày dài.

– Nguồn nguyên liệu đầu vào được lựa chọn kĩ lưỡng, tươi sạch và giàu dinh dưỡng.

– Đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp, đã có nhiều năm kinh nghiệm, hiểu rõ được những đặc trưng trong ăn uống của trẻ nhỏ

– Khu vực nấu nướng hiện đại với hệ thống thiết bị đa dạng, sạch sẽ mang đến sự phong phú trong cách chế biến cũng như hương vị món ăn

Không chỉ có những món ăn ngon miệng và bắt mắt, giờ ăn tại Heroes Academy còn là sự vui thích và hào hứng bất tận đối với trẻ.  Việc ăn uống nay đã trở thành niềm vui và sự tận hưởng, khiến trẻ tự giác và dần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh và chủ động. Mỗi tháng tại Heroes Academy, trẻ còn được trải nghiệm tiệc buffet với rất nhiều những món ăn ngon miệng, bổ dưỡng.

 

Dinh dưỡng là chìa khóa vàng cho sức khỏe, với trẻ nhỏ nó còn là chìa khóa cho những những cơ hội để khám phá và phát triển bản thân sau này. 

Hãy chọn Heroes Academy ngay hôm nay để đầu tư cho con trẻ một tương lai bền vững, ba mẹ nhé.