Vì sao nên chọn trường mầm non có nhiều hoạt động kĩ năng?

Trong thời gian gần đây, phụ huynh mầm non không khỏi băn khoăn và lo lắng trước những vụ việc nghiêm trọng như bắt cóc, bạo hành, xâm phạm thân thể hay đuối nước. Với quỹ thời gian hạn hẹp, ba mẹ dường như không thể dành trọn thời gian để bên cạnh và chăm sóc cho con nhưng vì còn quá nhỏ con lại chưa thể biểu đạt hết những suy nghĩ trong lòng, cũng không được dạy cách để nói lên những điều cần thiết. Điều này càng nêu cao tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống ngay từ bậc mầm non, lứa tuổi trẻ còn non nớt và chịu nhiều tác xấu từ thế giới bên ngoài.

 

  1. Kĩ năng sống là gì?

 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này. Kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức cuộc sống hàng ngày”.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới, là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc thế nào, tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào).

 

Như vậy, kỹ năng sống là những năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả, là khả năng làm chủ bản thân mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

 

Giáo dục kỹ năng sống cho là giáo dục cách sống tích cực, có ý thức về bản thân, có năng lực giải quyết vấn đề và xử lý các tình huống khác nhau. Các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non là kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự giải quyết vấn đề,…

 

Trong thời gian gần đây, phụ huynh mầm non không khỏi băn khoăn và lo lắng trước những vụ việc nghiêm trọng như bắt cóc, bạo hành, xâm phạm thân thể hay đuối nước. Với quỹ thời gian hạn hẹp, ba mẹ dường như không thể dành trọn thời gian để bên cạnh và chăm sóc cho con nhưng vì còn quá nhỏ con lại chưa thể biểu đạt hết những suy nghĩ trong lòng, cũng không được dạy cách để nói lên những điều cần thiết. Điều này càng nêu cao tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống ngay từ bậc mầm non, lứa tuổi trẻ còn non nớt và chịu nhiều tác xấu từ thế giới bên ngoài.

Về bản chất, các kỹ năng phải được rèn luyện và phát triển qua thời gian, có sự thực hành lặp đi lặp lại nên việc tìm một khóa huấn luyện kĩ năng cấp tốc và hiệu quả cho con là không thể. Chưa kể, do ảnh hưởng văn hóa, trẻ ở Việt Nam còn có xu hướng thụ động khi cha mẹ đã làm thay hết các phần việc như dọn cơm, rửa bát, gấp quần áo, giặt đồ, dọn dẹp,… Nhiều bậc phụ huynh vẫn còn tâm lí thương con và cho rằng sau này trưởng thành con sẽ tự biết đối phó với mọi chuyện nhưng vô hình, trẻ bị cướp đi cơ hội để học hỏi và rèn luyện một cách chủ động.

 

Giáo dục kỹ năng không bao giờ là quá sớm để bắt đầu. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng từ 0 đến 6 tuổi là “giai đoạn vàng” để bé học hỏi. Bởi đó là khi bộ não được phát triển tối ưu nhất, bé ghi nhớ nhanh, khả năng sáng tạo vượt trội, hình thành các kỹ năng sống cơ bản.

 

  1. Dấu hiệu nhận biết trường có nhiều hoạt động kĩ năng sống?

 

Hiện nay, việc giới thiệu các hoạt động dạy kĩ năng sống và tự lập cho trẻ trong chương trình dạy là không mới đối với nhiều trường mầm non, thậm chí còn như một điểm mạnh để thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Giữa ma trận các trường mầm non hiện nay, việc nhận diện được trường thực sự có các hoạt động giáo dục kĩ năng sống hiệu quả là không hề đơn giản. Khác với chương trình giáo dục truyền thống, các hoạt động kĩ năng sống cần được xây dựng phương pháp phù hợp, kết hợp cùng cách giảng dạy chủ động và linh hoạt của thầy cô. Trẻ trong độ tuổi này còn bỡ ngỡ và rụt rè nên các cô cần phải nhẹ nhàng, kiên nhẫn, tránh việc giục giã hay sử dụng các mệnh lệnh đối với trẻ. Hãy tôn trọng ý kiến của trẻ, tin vào năng lực của trẻ, đừng đưa các lời giải đáp có sẵn, hãy gợi mở các câu trả lời, không phê phán đúng sai quá gay gắt. Thứ nữa, việc học và chơi luôn gắn liền với nhau cho nên phương pháp chủ đạo vẫn là giáo dục lồng ghép để trẻ dễ tiếp thu và ghi nhớ lâu.

 

– Trường mầm non chú trọng phương pháp trực quan tức là làm gương, làm mẫu. Ở lứa tuổi này, tư duy của trẻ em là tư duy trực quan. Khi giảng dạy cho trẻ, trước hết cô phải làm mẫu, sau đó đến giảng giải phân tích thì trẻ mới có thể nắm bắt được kiến thức. Ví dụ như việc dạy trẻ đặt giày dép đúng nơi quy định, cô cần tạo tình huống như một học sinh vừa bước vào lớp, sau đó tháo giày và xếp ngay ngắn trên giá. Lần kế tiếp, cô sẽ làm sai trình tự hoặc xếp dép không ngay ngắn để các con tham gia vào quá trình điều chỉnh lại hành vi. Cô phải luôn là một tấm gương cho trẻ. Thời gian bên cạnh cô khá nhiều, trẻ coi cô như một người mẹ thứ hai. Mọi hành động, cử chỉ, lời nói của cô đều được trẻ yêu thích và thích bắt chước lại. Cô dạy trẻ những điều gì thì cô thực hiện đúng điều đó, để trẻ dễ nhận thức hơn nữa sẽ ghi nhớ về tính kỷ luật nhiều hơn.

 

– Trường mầm non chú trọng phương pháp trò chuyện, đối thoại giữa cô và trẻ, giữa các trẻ với nhau. Trò chuyện nhiều sẽ tăng vốn ngôn ngữ, cách dùng câu và dùng từ chính xác. Ngoài ra, sẽ thúc đẩy kỹ năng đặt câu hỏi, tạo tình huống cho trẻ. Khi đối thoại, chú ý việc lắng nghe và tôn trọng trẻ để trẻ học được kỹ năng lắng nghe và tôn trọng người khác.

 

– Trường mầm non chú trọng tạo ra môi trường hoạt động trải nghiệm cho trẻ thông qua các hoạt động. Ví dụ như chơi trò chơi, ca hát, vẽ tranh, kể chuyện, nhảy múa, dã ngoại, giao lưu, tạo tình huống cụ thể,… Như trên đã nói, chúng ta luôn chú trọng phương pháp lồng ghép. Trong mỗi tiết học, sẽ xác định một chủ đề kỹ năng trọng tâm, sau đó lồng ghép dạy các kỹ năng khác cho trẻ. Ví dụ, trong tiết học âm nhạc, cô sẽ dạy bé các kỹ năng như kỹ năng biểu diễn, kỹ năng hát đơn, hát nhóm, kỹ năng thể hiện bản thân,… Tất cả các kỹ năng sẽ được lồng ghép trong suốt tiết học để bé nhận thức vấn đề toàn diện hơn.

 

– Trường mầm non chú trọng việc phối hợp với phụ huynh để dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tạo ra môi trường đồng nhất là cách khiến trẻ học nhanh hơn. Nếu như ở nhà, cha mẹ làm gương, có những hành động phù hợp với kiến thức trẻ được học thì trẻ sẽ không rơi vào trạng thái mâu thuẫn hoặc nghi ngờ. Muốn rèn luyện kỹ năng cho trẻ là cả một quá trình lâu dài, phụ huynh cũng không nên nóng vội mà muốn đạt kết quả ngay.

 

Hiện nay, có rất nhiều trường mầm non trên địa bàn Hà Nội chú trọng việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Đây cũng là một tiêu chí để đánh giá xếp hạng trường bên cạnh nhiều tiêu chí khác như học phí, cơ sở hạ tầng, đội ngũ giáo viên và sự hài lòng của phụ huynh. Heroes Academy tự tin là Trường mầm non được đánh giá cao trong việc giảng dạy và rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ

 

Là ngôi trường ứng dụng thuyết “Đa trí thông minh” và phương pháp STEAM hiện đại,  Ngoài những giờ học trên lớp, trẻ tại Heroes Academy được tiếp cận các tiết học thực hành trực quan, ứng dụng trực tiếp kiến thức đã học, tạo ra sản phẩm thực tiễn. Qua đó trẻ phát triển tự nhiên vốn kiến thức khoa học, kĩ thuật vững vàng, kỹ năng vận động, kỹ năng tự quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, phát triển ngôn ngữ và nhận thức tình cảm xã hội. Mỗi hoạt động ngoại khóa được định hướng theo một chủ đề nhất định, phát triển các kỹ năng trọng tâm tương ứng với sở thích và thế mạnh của từng trẻ. 

Các bé đều được tham gia các chuyến tham quan dã ngoại tại một số khu vui chơi trẻ em, khu di tích lịch sử, bảo tàng, công viên, trải nghiệm nông trại, giao lưu với các bạn ở trường mầm non khác,.. để các bé có thêm cơ hội mở rộng kiến thức, hình thành các kỹ năng vui chơi và hoạt động theo nhóm.

 

Các bé sẽ được học kỹ năng sống mọi lúc mọi nơi, từ giờ ăn đến giờ ngủ, từ giờ học trên lớp đến giờ học ngoài sân trường, qua chương trình giáo dục Nhân cách và Giá trị sống. Từ việc học cách làm những công việc chăm sóc bản thân như gắp thức ăn, đánh răng, rửa mặt,.. cho đến những bài học nuôi dưỡng tình cảm và sự sẻ chia, tất cả tạo nên một môi trường tươi vui, lành mạnh để bé tự tin thể hiện bản thân, rèn luyện kỹ năng, nâng cao nhận thức về bản thân và về thế giới. Mọi hoạt động ở trường đều là người bạn đồng hành thân thiết cho sự trưởng thành trong những năm tháng đầu đời của các bé.

 

Nhân dịp mở cửa trường, Heroes Academy dành tặng đến cha mẹ ưu đãi học phí thay lời tri ân và cam kết đồng hành nuôi dưỡng con vững bước và tự tin trong những chặng đường sau này.