HỌC STEAM NGAY TỪ BẬC MẦM NON, LIỆU CÓ QUÁ SỚM?

Trong thời gian gần đây, phương pháp giáo dục STEAM được biết đến như 1 xu hướng giáo dục mới tại nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Nhiều trường mầm non đã tiên phong trong việc áp dụng phương pháp này vào trong chương trình giảng dạy với cam kết mang lại những thay đổi tích cực trong tư duy và phát triển của trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của khoa học công nghệ cũng đã góp phần đưa STEAM trở thành định hướng hàng đầu của các trường top đầu có chất lượng cao. 

Tuy nhiên khi đặt STEAM vào giáo dục mầm non, nhiều bậc cha mẹ vẫn có suy nghĩ rằng trẻ trong độ tuổi này vẫn đang tập trung vào việc vui chơi, phát triển về cân nặng và chiều cao, việc tiếp cận quá sớm phương pháp này là không cần thiết và không đạt hiệu quả cao. Cùng Heroes Academy đi tìm lời giải đáp cho những băn khoăn này.

pasted image 0

STEAM là cách tiếp cận chứ không đơn thuần là học các môn khoa học.

Tổng thống Mỹ Obama đã từng nói: “STEM còn hơn là một môn học, hay một bảng tuần hoàn hóa học. Đó là một cách tiếp cận, một cách hiểu và khám phá thế giới để từ đó thay đổi nó”  

stem

STEAM luôn đề cao phương pháp học dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các kiến thức của các môn học được tích hợp, lồng ghép, trình bày một cách trực quan, sinh động thông qua các thí nghiệm, hoạt động tạo ra các sản phẩm thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ có một không gian học tập đầy sáng tạo và bổ ích, không bị gò bó trong những lí thuyết hàn lâm của sách vở.

Mầm non – Độ tuổi vàng cho sự phát triển tư duy và nhận thức.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những năm ấu thơ từ 0 đến 5 tuổi được xem là thời điểm quan trọng nhất trong phát triển hệ thần kinh và não bộ. Giáo sư thuộc Đại học Nevada Las Vegas, Singapore (UNLV) chia sẻ: “Trong những năm đầu tiên, trẻ sơ sinh phát triển 700 kết nối thần kinh mỗi giây, những quá trình kết nối thần kinh này được điều khiển một cách tự nhiên và sự tò mò tự nhiên về cách thế giới hoạt động làm cho thời thơ ấu trở thành thời điểm tối ưu để dẫn trẻ em đến khám phá khoa học”. 

web 1 - 4

Môi trường mà trẻ được tiếp xúc trong giai đoạn này ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến trải nghiệm và nhận thức của trẻ. Trẻ lúc này không học kiến thức hàn lâm, vĩ mô mà trẻ học về tất cả những gì diễn ra xung quanh, ngay trong chính cuộc sống thực. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: Chiếc đèn phát sáng, ô tô phản lực, chong chóng quay, tòa tháp giấy…, để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ dùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ.

Hoạt động đóng vai trong giai đoạn này đối với trẻ mầm non vô cùng quan trong. Trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủ để trẻ “làm người lớn” thật sự. Như vậy thì người lớn có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động STEAM dưới dạng các trò chơi đóng vai và thông qua đó trẻ cũng sẽ nhập vào những vai mà bản thân trẻ thích, trẻ muốn bản thân được như vậy (Đóng vai nhà khoa học, kỹ sư xây dựng, nhà thám hiểm, …). Giao nhiệm vụ, tạo được hứng thú cho trẻ khám phá sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn.

Hành trang quan trọng cho tương lai sau này.

“Lực lượng lao động STEAM đẳng cấp thế giới là điều bản chất cho tất cả chúng ta như một quốc gia.  Nó là về thịnh vượng kinh tế, tính cạnh tranh quốc tế, phòng thủ quốc gia mạnh, tương lai năng lượng sạch, và cuộc sống dài lâu hơn, mạnh khoẻ hơn cho mọi người Mĩ.” Obama đã từng chỉ đạo các trường công tăng thêm công việc, thêm giờ và khuyến khích nhiều sinh viên học các lĩnh vực STEAM.

hanh-trang-tuong-lai

Không chỉ là cái nôi của phương pháp này, các trường mầm non ở Mỹ đã áp dụng thành công và hiệu quả STEAM, đào tạo nên một thế vàng trẻ em được trang bị những kiến thức kĩ năng cốt lõi của một công dân toàn cầu. Qua quan sát và đánh giá, những bạn nhỏ tiếp cận theo phương pháp STEAM đều có những ưu thế nổi bật như:

  • Kiến thức về khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học vô cùng chắc chắn. 
  • Khả năng sáng tạo, tư duy logic.
  • Hiệu suất học tập và làm việc vượt trội.
  • Kỹ năng mềm toàn diện

Sau mỗi một hoạt động STEAM, trẻ được trực tiếp tạo ra những sản phẩm công nghệ qua trải nghiệm khoa học và được mang thành tích về nhà để khoe cùng người thân. Thông qua đó cha mẹ có thể nắm bắt được các bài học của trẻ trên lớp cũng như có thể ôn luyện lại các kiến thức cùng trẻ.

Tại MN Heroes Academy, STEAM sẽ được áp dụng thông qua các hoạt động hàng tuần với các đề tài hấp dẫn cho từng độ tuổi. Học sinh được trải nghiệm trong một không gian sáng tạo với các nguyên vật liệu phong phú giúp cho trẻ thỏa mãn trí tò mò, sự ham học hỏi.

phuong-phap-toan-dien

Với Heroes Academy, cho con trải nghiệm một phương pháp toàn diện và hiện đại như STEAM chưa bao giờ là quá sớm!! Chọn STEAM cho con ngay hôm nay để con tự tin, bản lĩnh và vững bước trong tương lai, ba mẹ nhé.