TRẺ EM NƯỚC NGOÀI HỌC GÌ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON

Nếu trước đây bé chỉ biết quanh quẩn bên ba, quấn quýt bên mẹ thì nay đã đi vững, biết nói bi bô, muốn có bè bạn, thích ra đường chơi để được hoạt động nhiều hơn và giao tiếp rộng hơn, vì đời sống thiên nhiên và xã hội còn bao nhiêu bí ẩn đối với bé. Trường học chính là nơi thích hợp nhất, thỏa mãn được nhu cầu hiểu biết và vui chơi của trẻ. 

Nếu ba mẹ đã quá quen thuộc với chương trình học tập và giáo dục tại các trường mầm non tại Việt Nam thì hãy cùng Heroes Academy khám phá xem, tại những nước phát triển trên thế giới, trẻ được tiếp cận giáo dục ngay từ nhỏ như thế nào? Điều gì tạo nên những phẩm chất và năng lực tuyệt vời của công dân các quốc gia đó?

Đức: nói không với học chữ và đếm số

Người Đức quan niệm rằng việc học chữ chỉ là chuyện sớm muộn và việc ép con “chín non” sẽ vô tình giết chết đi những niềm vui, sự sáng tạo trong cuộc sống của trẻ. Họ hy vọng trẻ em sẽ được vui vẻ, hồn nhiên đúng lứa tuổi trước khi chính thức đeo trên vai chiếc cặp nặng sách vở.

unnamed

Ở lớp, thầy cô không hề dạy kiến thức, mà bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể làm những công việc thủ công tùy theo sở thích của mình như: tô màu, vẽ tranh, gấp giấy, ghép hình, chơi trò chơi, vẽ tranh, cắt dán…

Một điều thú vị ở những lớp học mầm non Đức đó là ngay ngày đầu đi học, trẻ sẽ được phát những vật dụng như bàn chải đánh răng, khăn mặt, 1 bộ quần áo, 1 bộ đồ không thấm nước, ủng cao su, dép đi trong nhà… Đó sẽ là những người bạn đồng hành cùng trẻ trong những hoạt động chăm sóc bản thân cũng như hoạt động thăm quan ngoài trời. 

Sau 3 năm học mầm non, trẻ em Đức có thể tự lập hoàn toàn trong việc vệ sinh cá nhân: đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo, đi giày, xúc cơm,… Ngoài ra, hầu hết các bé còn học được cách quản lý thời gian, lên kế hoạch, sắp xếp đồ chơi, tự tìm cảnh sát, đi mua đồ… 1 đứa trẻ 6 tuổi ở Đức có khả năng tự lập, tự lo liệu rất mạnh mẽ.

Mỹ: tuyệt chiêu phạt như không phạt của giáo viên mầm non

Mỹ rất coi trọng việc thành lập một trường mẫu giáo vì đây là nơi học tập và vui chơi đầu tiên của mỗi đứa trẻ. Ở California, các nhà trẻ, trường mầm non nếu không có giấy phép sẽ bị phạt 200 USD/ngày, thậm chí có thể quy vào hành vi vi phạm luật hình sự.

Về việc lựa chọn giáo viên, các tiểu bang ở Mỹ đòi hỏi giáo viên mầm non phải có trình độ đại học, giấy chứng nhận tư cách và thông qua kiểm tra lý lịch. Một số tiểu bang khác còn có những yêu cầu nghiêm ngặt hơn, họ đòi hỏi giáo viên phải có bằng thạc sĩ trở lên

Một điểm đặc biệt nên chú ý ở giáo dục mầm non Mỹ là sự tự do, rộng mở. Học sinh có thể tự lựa chọn ngồi trên bàn hoặc ngồi dưới sàn, trực tiếp gọi thẳng tên giáo viên… Đây không phải là hỗn hào hay không đặt ra luật lệ cho học sinh mà người Mỹ tôn trọng sự tự do, cho trẻ em quyền lợi bình đẳng và môi trường để thể hiện bản thân.

web 1 - 2

Và tất nhiên, ở bất cứ môi trường nào cũng có những quy định riêng. Các trường mầm non Mỹ rất nghiêm khắc đối với vấn đề thời gian, vì thế, học sinh nhất thiết cần phải tránh việc đi muộn. Ngoài ra, học sinh cũng cần phải tuân thủ nghiêm túc quy tắc ứng xử

Không đánh, không mắng là cách phạt của các giáo viên mẫu giáo ở Mỹ, biện pháp chính mà họ sử dụng chính là “cấm túc”, không cho phép trẻ đi khỏi khu vực đã quy định. Dựa theo độ đuổi của các bé mà thời gian cấm túc cũng không giống nhau.

Trong quan niệm của người Mỹ, mỗi một con người ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của mình. Bất kể bố mẹ hay thầy cô giáo đều không nên áp đặt đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng.

Nhật Bản: rèn luyện sự tự giác và khả năng hòa nhập

Chúng ta chỉ thấy được người lớn Nhật có tính tự giác cao, chăm chỉ làm việc. Nhưng để có một thế hệ người Nhật như vậy thì họ đã được giáo dục từ bé. Từ nhỏ, các bé đã được dạy về cách tự giác trong học tập, sinh hoạt hàng ngày.

Các em nhỏ thường tự xách các loại túi đến trường, không cần bất kì sự giúp đỡ của cha mẹ hay người lớn. Trẻ em tự ý thức rằng đó là công việc của mình, phải tự mình giải quyết. Các đồ chơi của trẻ sau khi trẻ chơi xong sẽ tự cất đi mà không cần ai nhắc nhở.

web 1 - 3

Ở trường các em thay đổi đồ liên tục mà không cần sự giúp đỡ của thầy cô. Các công việc cá nhân mình các em không cần sự trợ giúp của cha, mẹ. Những em bé Nhật Bản học được cách độc lập từ khi các em lên 2,3 tuổi.

Khi chưa đầy một tuổi, trẻ em ở Nhật đã được cha mẹ khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa. Đối với họ, việc đầu tiên cần dạy cho các con là sự mạnh dạn, bản lĩnh chứ không phải kiến thức.

Trẻ tham gia  thi đấu, biểu diễn trước đám đông. Thậm chí các bé gái còn có thể tham gia đá bóng nữ. Chính những điều đó giúp các em trở nên năng động, hoạt bát hơn.

Điểm chung dễ dàng nhận thấy trong chương trình học của 3 quốc gia trên đó chính là đều cho trẻ làm quen và phát triển những kĩ năng sống quan trọng để hình thành khả năng tự lập và chủ động trong cuộc sống. Bên cạnh đó việc cho trẻ một không gian tự do trong giới hạn để trẻ tự nhận thức hành vi của mình và khai thác năng lực cá nhân cũng chính là chìa khóa để trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện và trở năng năng động, sáng tạo hơn trong cuộc sống.

web 1 - 4

Bên cạnh những lí do như sự tiến bộ công nghệ kĩ thuật, giáo dục chính là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất giải thích vì sao các quốc gia này hưng thịnh và phát triển như ngày nay. Ngay từ những năm đầu đời của một con người, điển hình là môi trường giáo dục mầm non đã dạy dỗ và quan tâm đúng mực. Muốn cả xã hội thay đổi và tiến bộ thì phải bắt đầu từ thay đổi và sự cố gắng của những đứa trẻ…