KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CHẬM NÓI CỦA TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TẠI HEROES ACADEMY

Sau 1 tuổi, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển ngôn ngữ, và dần dần có thể phát âm được những từ đơn giản. Với những trẻ 12 – 18 tháng tuổi mà chưa biết nói, bố mẹ nên lưu tâm vì điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng phát triển cũng như tư duy ngôn ngữ của các con trong tương lai.
Khắc phục tình trạng chậm nói của trẻ

Dấu hiệu trẻ chậm nói 

Khi trẻ trong độ tuổi 12 – 18 tháng, khả năng ngôn ngữ và nhận thức ngày càng được hoàn thiện. Đây là giai đoạn mà trẻ có xu hướng bắt chước người lớn, tập nói những câu đơn ngắn, sử dụng từ ngữ đơn giản để có thể thể hiện nguyện vọng và mong muốn của bản thân như “con muốn”, hoặc là đặt câu hỏi cho các sự vật hiện tượng như:“cái gì?”, “tại sao?”,  “ở đâu?”, … hay gọi tên được các thành viên trong gia đình: “bố”, “mẹ”, “ông”, “bà”, nói “xin chào” và “tạm biệt’… 
Trẻ chậm nói
Song, tùy vào môi trường và nhiều yếu tố tác động mà khả năng ngôn ngữ của trẻ có thể sẽ phát triển chậm hơn so với các bạn bè đồng trang lứa. Trẻ 12 -18 tháng tuổi nếu như bị chậm nói sẽ có những dấu hiệu: 
  • Chưa thể nói được 6 ký tự bất kỳ; 
  • Không nhận biết được những bộ phận cơ thể; 
  • Không chịu hoặc là không thể giao tiếp với mọi người bằng bất kỳ cách nào, kể cả khi cần sự giúp đỡ; 
  • Không nói được những từ ngữ đơn giản như là “mẹ”, “bế”, “bà”, “cô”..; và không chủ động trả lời được khi có người lớn hỏi.
Đây là những dấu hiệu cơ bản giúp bố mẹ có thể nhận biết xem con  mình có bị chậm nói hay không, để từ đó tìm ra những phương pháp phù hợp giúp con phát triển theo đúng từng giai đoạn.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ chậm nói?

Có rất nhiều lý do khiến trẻ chưa nói được ở giai đoạn 12 -18 tháng tuổi. Nếu như nguyên nhân xuất phát từ vấn đề về sức khỏe vật lý như những bệnh liên quan đến tai, mũi, họng, não…, bố mẹ nên đưa con đến các bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám đa khoa để kiểm tra và tìm ra phương pháp điều trị.
Song, nếu như trẻ chưa biết nói không phải do những bệnh thể chất trên, mà xuất phát từ những vấn đề về tâm lý, bố mẹ cần là người ở bên, giúp đỡ con chữa lành và rèn luyện từ từ bằng các cách sau:

Nói chuyện với trẻ nhiều hơn

Bố mẹ là người mà trẻ tiếp xúc nhiều nhất trong thời gian thơ ấu, việc trò chuyện hàng ngày, hàng giờ với bé là điều cần thiết để giúp bé tăng khả năng lắng nghe và kích thích sự phản ứng với bố mẹ qua ngôn ngữ.
Với trẻ 12 – 18 tháng tuổi, bố mẹ nên dành ít nhất 3 – 4 tiếng mỗi ngày, vào mỗi khung giờ khác nhau trong ngày để trò chuyện và chơi cùng bé, có thể kể một câu chuyện hoặc là chỉ vào những đồ vật, con vật và nói cho bé biết đó là gì, màu sắc ra làm sao. Hoạt động này không chỉ khiến bé “quấn” bố mẹ hơn, mà còn giúp bé phát triển hơn về nhận thức và khả năng ngôn ngữ.

Đưa trẻ tới khu vui chơi, nơi đông bạn bè

Việc đưa trẻ tới những nơi khu vui chơi như là vườn hoa, công viên giải trí sẽ  giúp trẻ thư giãn, giải trí và năng động hơn. Đặc biệt, việc để trẻ tiếp xúc với các bạn bè đồng trang lứa, cùng vui chơi sẽ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn và phát triển vốn từ của mình.
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ chậm nói?
Bố mẹ nên dành ra 30 phút mỗi ngày để đưa trẻ ra ngoài đi dạo, tiếp xúc với các bạn cùng xóm; hoặc là đưa trẻ đi công viên, sở thú vào cuối tuần, giúp bé vừa khám phá được thế giới bên ngoài, vừa kích thích được khả năng giao tiếp và học hỏi của bản thân.

Không nên gượng ép trẻ

Điều quan trọng nhất khi giúp trẻ luyện nói là bố mẹ không nên ép trẻ phải nói. Việc ép trẻ bé nói vô hình chung sẽ khiến trẻ sinh ra tâm lý đối nghịch và cảm thấy không thoải mái với những yêu cầu gượng ép đó. Bố mẹ nên từ từ gợi chủ đề để trẻ nói, và khi trẻ nói thì nên khen ngợi và vỗ tay để khích lệ trẻ tiếp tục giao tiếp. Đồng thời, không nên làm lơ khi giao tiếp với trẻ, hãy chú ý lắng nghe để trẻ có thời gian chuẩn bị cho những điều sắp nói.

Phương pháp giáo dục tại Heroes Academy giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ

Với những trẻ chậm nói, để trẻ trải nghiệm giáo dục STEAM ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp các em rèn được sự linh hoạt khi giao tiếp. Trường Mầm Non Heroes Academy cung cấp các hoạt động STEAM sẽ giúp trẻ rèn luyện sự linh hoạt khi giao tiếp và phát triển tư duy ngôn ngữ.
Giờ học Tiếng Anh với giáo viên nước ngoài sẽ giúp trẻ rèn luyện sự tự tin khi giao tiếp và khả năng nói song ngữ trôi chảy. Trẻ không chỉ học từ vựng và giao tiếp, mà còn học theo chủ đề, bao gồm các hoạt động vui chơi và thực hành sáng tạo sản phẩm.
Học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài
Trong các tiết học Steam và Gabe, trẻ được tôi luyện tư duy ngôn ngữ qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm, đọc sách, kể chuyện, hát, nhảy, và vui chơi với các bạn cùng lớp. Trải nghiệm các hoạt động tập thể, làm việc nhóm cũng kích thích trẻ giao tiếp, vui vẻ và hòa đồng hơn với các bạn cùng tuổi.
Phương pháp học Steam và Gabe
Thông qua những buổi dã ngoại tham quan ngoài trời của Heroes Academy, trẻ thỏa sức tìm hiểu khám phá về tự nhiên, củng cố kỹ năng giao tiếp và khả năng nhận thức về thế giới xung quanh. Ngoài ra, các bé không những tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế bổ ích mà còn năng động, linh hoạt và tự lập hơn trong hành động cũng như lời nói.
Dã ngoại tham quan ngoài trời
Hoạt động Tạo hình, Âm nhạc và giờ học Ngôn ngữ cũng là những hoạt động chủ đạo giúp cung cấp cho trẻ vốn từ, câu về các nhân vật, sự vật hiện tượng giúp ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và tự nhiên.
Hoạt động Tạo hình, Âm nhạc và giờ học Ngôn ngữ
Trẻ ở giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi chậm nói không phải là điều hiếm gặp. Bố mẹ đừng quá lo lắng vì có Heroes Academy ở đây rồi. Tại Heroes Academy, chúng tôi cung cấp những giờ học và hoạt động thú vị bằng phương pháp nhiều phương pháp giáo dục để khắc phục tình trạng chậm nói của trẻ và giúp trẻ rèn luyện được tư duy ngôn ngữ cho bản thân. 
Các bậc phụ huynh quan tâm tới chương trình học tại Heroes Academy, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02473000136, 0911991166.